image banner
Thành tựu kinh tế - Xã hội

Sau khi chia tách để thành lập thị xã Thái Hoà theo Nghị định 164 CP của Chính phủ Nghĩa Đàn là một huyện nghèo với diện tích trên 61.000 ha đất tự nhiên, dân số trên 13 vạn người, có 24 xã trong đó sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, CN - TTCN và thương mại - dịch vụ còn sơ khai, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân nhìn chung còn thấp, có 9/24 xã đặc biệt khó khăn và hơn một nửa số xã có xóm, bản đặc biệt khó khăn. Các lĩnh vực giáo dục -đào tạo, y tế, văn hoá xã hội có mặt bằng phát triển thấp, trật tự an toàn xã hội còn những bất cập. Là địa phương duy nhất chưa có thị trấn huyện lỵ, trụ sở các cơ quan hành chính huyện phải xây mới hoàn toàn.


Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, Nghĩa Đàn từng bước khẳng định được vị trí và nỗ lực của địa phương, tạo thế và lực mới cho những năm tiếp theo với những thành tựu nổi bật.


Sớm ổn định tổ chức bộ máy của cả Hệ thống Chính trị. Tập trung chỉ đạo quyết liệt trong việc lập quy hoạch, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Điều chỉnh mở rộng quy hoạch thị trấn hợp lý. Xác định lại cơ cấu kinh tế trên địa bàn.


Sau chia tách Nghĩa Đàn là huyện sản xuất nông nghiệp thuần túy, trước thực tế đó, huyện đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tranh thủ mọi sự quan tâm, đầu tư từ các cấp, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ hơn 10% cuối năm 2008 lên 11,27% năm 2010; tổng giá trị sản xuất đã tăng 684.850 triệu đồng năm 2008 lên 782 tỷ 741 triệu đồng vào năm 2010, tăng 14,05% so với cùng kỳ. Năm 2010, nông lâm ngư nghiệp đạt 439.878 triệu đồng (tăng 7,66%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 201.442 triệu đồng (tăng 33,13% so với……); thương mại - dịch vụ đạt 141.421 triệu đồng (tăng 11,86% so với......); giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 16,4 triệu đồng/ người/ năm; thu ngân sách tăng, từ 24.302 triệu đồng (2008) lên 31 tỷ đồng (năm 2010) vượt 158% kế hoạch. Là huyện đầu tiên trong tỉnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.


Đồng thời đề ra nhiều giải pháp cụ thể, đồng thời xác định và lựa chọn hợp lý các mũi và khâu đột phá trong từng ngành nghề sản xuất - kinh doanh phù hợp với tình hình của địa phương. Tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư. Tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư và khai thác có hiệu quả các tiềm năng góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ sự quan quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, với tiềm năng, lợi thế của mình, Nghĩa Đàn đã kêu gọi được nhà đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp và một số dự án công nghệ cao khác vào địa bàn, đưa Nghĩa Đàn trở thành một trong những huyện dẫn đầu toàn tỉnh về thu hút đầu tư với số vốn hàng ngàn tỷ đồng.


Tập trung cao độ cho xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Đó là các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên môi trường; khu trung tâm thị trấn, các thị tứ; quy hoạch khu công nghiệp như khu công nghiệp nhỏ Nghĩa Long bước đầu đã thu hút một số doanh nghiệp vào hoạt động. Triển khai tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cơ sở gắn với các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tiến hành quy hoạch xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân ở vùng dự án.


Quan tâm đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, từ đó dành nhiều thời gian, huy động lực lượng lớn cán bộ, công chức triển khai một cách quyết liệt, hiệu quả, đảm bảo đúng luật pháp, chính sách và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân liên quan.


Nhiều công trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng. Tính từ thời điểm chia tách đến đầu tháng 4 năm 2011 tổng mức đầu tư các dự án là 707 tỷ 166 triệu đồng. Tập trung đẩy nhanh tiến độ khởi công, xây dựng các tuyến đường giao thông lớn như: Đường Đông Hồi - Nghĩa Đàn - Thái Hoà , đường Hồ Chí Minh nối quốc lộ 48, đường Trung - Bình – Lâm, đường cứu hộ cứu nạn, Trung tâm Y tế huyện, Nghĩa trang liệt sỹ huyện… và nhiều dự án đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt, hạ tầng khu trung tâm hành chính huyện đang được khẩn trương xây dựng khang trang, đẹp đẽ, được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2011.


Hoạt động văn hoá, giáo dục đào tạo và y tế có nhiều tiến bộ. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ được duy trì và giữ vững. Số trường đạt chuẩn Quốc gia tăng từ 8 trường (2008) lên 25 trường (hiện nay). Các chương trình quốc gia về y tế được quan tâm thực hiện tốt, có 24/24 trạm Y tế xã có bác sỹ, 15/24 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân cũng được quan tâm, đã khởi công xây dựng Trung tâm y tế với tổng giá trị xây lắp trên 93 tỷ đồng, quy mô 80 giường bệnh. Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo (theo chuẩn cũ) giảm từ 23,12% (cuối năm 2008) xuống còn 18% (năm 2010), bằng 100% kế hoạch. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp cũng như đội ngũ cán bộ từng bước được củng cố, kiện toàn và nâng cao.

TIN MỚI
Không có dữ liệu
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập