image banner
Đề án số 10 - ĐA/HU về phát triển, nâng cao chất lượng Hợp tác xã nông nghiệp gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, xây dựng và xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2022-2025
Phát triển, nâng cao chất lượng hợp tác xã nông nghiệp gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2022-2025.

 Ngày 26/02/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Đề án số 10 - ĐA/HU về phát triển, nâng cao chất lượng Hợp tác xã nông nghiệp gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, xây dựng và xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2022-2025. BBT đăng trích nội dung cơ bản của Đề án:

  1. Mục tiêu
  2. Mục tiêu chung

- Phát triển, nâng cao chất lượng hợp tác xã nông nghiệp gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2022-2025.

- Nâng cao chất lượng tiêu chí số 13 trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới ở các xã đã về đích và xã trong kế hoạch xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025 để đạt được mục tiêu chung Nghĩa Đàn trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.

- Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có tính cạnh tranh cao, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh được quy hoạch vùng tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobGAP, hữu cơ, HACCP …chú trọng khâu sơ chế, chế biến, đóng gói, bao bì, nhãn mác và có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đẩy mạnh thương mại điện tử, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm trong nước và hướng đến xuất khẩu. Mục tiêu cao nhất là sản xuất phải giải quyết được bài toán “ba biến” đó là biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng.

  1. Một số chỉ tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 34 hợp tác xã hoạt động thường xuyên có hiệu quả, trong đó: có 12 HTX có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP được đánh giá đạt từ 3 sao trở lên.

- Đối với các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025: Mỗi xã có ít nhất 01 HTX nông nghiệp tham gia Chương trình OCOP; phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 24 sản phẩm OCOP được cấp Tỉnh, Trung ương công nhận đạt 3 sao trở lên (trong đó: Có ít nhất 04 sản phẩm đạt 4 sao, 01 sản phẩm đạt 5 sao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu). 100% các sản phẩm OCOP đều có tem truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác phù hợp và có hợp đồng liên kết tiêu thụ trong nước.

- Phấn đấu đến năm 2025: (i) 80% sản phẩm OCOP có hợp đồng liên kết tiêu thụ tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi…có uy tín trong cả nước (BigC, Vinmart, Bác Tôm, chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K, chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25…) đem lại giá trị kinh tế cao. (ii) 60% các loại sản phẩm OCOP được bán hàng Online thông qua các hình thức như: Livestream, trên các sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee, sendo, Lazada, Voso.vn, Postmart.vn…(iii) 80% các loại sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh của huyện Nghĩa Đàn lưu thông trên thị trường được dán tem truy xuất nguồn gốc.

- Tập trung đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đạt OCOP của HTX Nông nghiệp: Phấn đấu đến 2025 cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu đạt 640 ha đối với các cây trồng có lợi thế cạnh tranh: Cây sở, cây cam, cây quýt, bưởi, bơ, na, rau củ quả….

- Đến năm 2023 xây dựng được 01 gian hàng trưng bày, bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn tại thị trấn Nghĩa Đàn.

- Mỗi năm tổ chức ít nhất 02 đoàn cấp huyện tham dự các hội chợ, hoạt động kết nối cung cầu… trong nước để tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

  1. Nội dung thực hiện
  2. Xây dựng kế hoạch thành lập mới, củng cố kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng HTX; giải thể HTX không hoạt động, hoạt động yếu kém
  3. Xây dựng kế hoạch đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đến năm 2025
  4. Xây dựng vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobGAP; Organic; HACCP, FSC…
  5. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa; nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa
  6. Cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu
  7. Đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Sendo, Voso (Viettel Post), Tiki, Shopee, Postmart, Lazada; thành lập nhóm “Kết nối tiêu thụ nông sản Nghĩa Đàn”; tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại trong nước.

III. Giải pháp thực hiện

  1. Tăng cường công tác tuyên truyền Chương trình OCOP và chủ trương, chính sách pháp luật có liên quan
  2. Giải pháp về cơ chế chính sách
  3. Phát triển thị trường tiêu thụ - xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng sản phẩm
  4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp
  5. Có cơ chế thu hút đầu tư các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, từ đó xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa nông dân và doanh nghiệp
  6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh cho các hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp và người nông dân hướng tới chuyển đổi số ngành nông nghiệp....
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NGHĨA ĐÀN
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Nghĩa Đàn
Trưởng ban biên tập: ĐC Lê Thái Hùng - PCT UBND Huyện

Trụ sở: Khối Tân Hồng - Thị trấn Nghĩa Đàn - huyện Nghĩa Đàn, NA
Điện thoại: 0238.3 904.233 - Email: nghiadan@nghean.gov.vn